Hội thảo trực tuyến toàn cầu VinFuture #2: “Năng lượng tái tạo và Vật liệu tương lai”

November 12th, 2021,
8:15 AM (UTC+7)
via Zoom
Quý vị sẽ nhận được đường link để tham dự ngay sau khi hoàn thành đăng ký.
Poster-dien-gia-VN-scaled

Chia sẻ

Trong Buổi đối thoại diễn ra vào tháng 11, những vị khách mời đặc biệt được Quỹ giải thưởng VinFuture mời đến chia sẻ với khán giả về cuộc sống thường nhật thông qua lăng kính đặc biệt của Khoa học và kỹ thuật. Chúng tôi mời bạn cùng tham gia vào cuộc phiêu lưu tới tương lai bắt đầu từ bức tranh hiện tại của năng lượng và vật liệu. Trong cuộc đối thoại với nhà khoa học Nobel và những bộ não khoa học hàng đầu thế giới, chúng tôi muốn tập trung vào những ảnh hưởng của những thách thức về năng lượng trong tương lai và sự khả thi của việc ứng dụng vật liệu thông minh vào sản xuất công nghiệp.

Hội thảo trực tuyến toàn cầu lần thứ 2 do Quỹ VinFuture tổ chức ngày 12/11/2021 với câu chuyện về năng lượng & vật liệu tương lai bắt đầu từ hôm nay đã diễn ra với sự tham dự của những người yêu khoa học tại Việt Nam và khắp thế giới, cùng sự góp mặt của các Nhà khoa học có tầm ảnh hưởng toàn cầu như:

  • Gs. Konstantin (Kostya) Sergeevich Novoselov, Giải Nobel Vật lý năm 2010, Giáo sư thế kỷ Tan Chin Tuan kiêm Giám đốc Viện Vật liệu thông minh tại Đại học Quốc gia Singapore, Giáo sư Langworthy, trường Vật Lý và Thiên Văn thuộc ĐH Manchester (Vương Quốc Anh).
  • Gs. Nguyễn Thục Quyên, một trong những Trí tuệ khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2019; 2015-2018 top 1% những Nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực Khoa học vật liệu (Theo Thomson Reuters/Clarivate Analytics), Giám đốc Trung tâm Polymer và chất rắn hữu cơ và Giáo sư Khoa Hóa học và Hóa sinh tại Đại học California Santa Barbara, Hoa Kỳ.
  • Ts. Corey Hoven, Khoa học gia, Nhà sáng lập và Giám đốc kỹ thuật Công ty Kỹ thuật Next Energy Technologies.

Buổi Đối thoại được dẫn dắt bởi Ts. Nguyễn Minh Anh, Thư ký cấp cao, Quỹ giải thưởng VinFuture

Mở đầu chương trình, TS. Lê Mai Lan, Đại diện Quỹ giải thưởng VinFuture chia sẻ: “Những gì chúng ta làm trong thì hiện tại sẽ thay đổi diện mạo của thế giới trong tương lai – tương lai của chúng ta và đặc biệt là của những thế hệ sau này”.

Tham gia buổi đối thoại, Giáo sư Thuc Quyên Nguyễn, một trong những trí tuệ khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2019 (Theo Thomson Reuters và Clarivate Analytics), đem đến bài toán về “Năng lượng cho tất cả” và cho thấy góc độ nhân văn của khoa học. Những ví dụ trực quan sinh động đã giúp khán giả hiểu hơn về những giải pháp năng lượng bền vững đưa điện đến nơi xa nhất, vùng sâu nhất, tiếp cận những người nghèo nhất.

Với sự trợ giúp đắc lực của khoa học và công nghệ, một kỷ nguyên mới của năng lượng sẽ được mở ra khi con người đạt được tự do trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên bằng các hình thức tự tạo năng lượng từ các hoạt động thường nhật trong cuộc sống.

Nói về sự thay đổi vị thế của con người từ bị động sang chủ động, từ nỗ lực gìn giữ và bảo tồn sang “lựa chọn kiến tạo nên bất cứ thứ gì mình cần”, Vị khách mời thứ 2 – Nhà khoa học trẻ nhất từng đạt giải Nobel Vật Lý từ năm 1973, Giáo sư Konstantin (Kostya) Sergeevich Novoselov đưa người nghe trải qua hành trình con người khám phá tự nhiên, thích nghi và bứt phá khỏi những giới hạn bằng cách tự tạo ra những vật liệu mới theo nhu cầu, dựa trên các ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Khách mời thứ 3 của buổi đối thoại – TS. Corey Hoven – Nhà sáng lập của công ty công nghệ Next Energy Technologies đã kể câu chuyện về những chiếc cửa sổ tự tạo ra điện. Những tòa nhà cao tầng không tiêu thụ điện năng chính là ví dụ cho thấy, ứng dụng của khoa học và công nghệ là giải pháp hoàn hảo để đương đầu với những vấn đề về khí hậu và khủng hoảng năng lượng mà con người vẫn đang tìm kiếm bấy lâu nay.

Phần sau của buổi đối thoại có thêm những chia sẻ đặc biệt từ các Nhà khoa học và start-ups trẻ tại Việt Nam với những ý tưởng đề xuất và trao đổi cùng khách mời.

Chia sẻ

Chủ đề liên quan tới bài viết - Nhấn vào tag bên dưới để khám phá thêm