Giao lưu cùng Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng sơ khảo: Khoa học tạo ra sự khác biệt cho hàng triệu người trên thế giới

Trong khuôn khổ tuần lễ Khoa học – Công nghệ VinFuture Prize, vào sáng ngày 18/1, 8 nhà khoa học kiệt xuất thuộc Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng sơ khảo VinFuture đến từ nhiều quốc gia trên thế giới (Vương Quốc Anh, Pháp, Hoa Kỳ,…) đã hội tụ tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Almaz, Hà Nội, và có buổi giao lưu với các giáo sư, chuyên gia đầu ngành và những người yêu khoa học Việt Nam.

Viết bởiVinFuture
Đăng ngày
file-132-scaled

Chia sẻ

Buổi tọa đàm có sự tham gia của: GS Sir Richard Henry Friend – Đại học Cambridge, Anh, GS Gérand Albert Mourou – Chủ nhân giải Nobel Vật lý năm 2018, GS Vũ Hà Văn – Đại học Yale, GS Nguyễn Thục Quyên – Đại học California, Santa Barbara, TS Padmanabhan Anandan – Nhà sáng lập AI Matters Advisors LLC. GS Albert P. Pisano – Viện trưởng Viện Kỹ thuật Jacobs, Đại học California, Hoa Kỳ, TS Bùi Hải Hưng – Giám đốc Sáng lập VinAI, GS Đặng Văn Chí – Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig, Hoa Kỳ cùng nhiều khách mời danh dự khác.

Sự kiện là buổi giao lưu trực tiếp giữa các nhà khoa học kiệt xuất cùng các nhà quản lý chính sách, các nhà hoạt động xã hội, các doanh nhân, cũng như các nhà khoa học, nhà nghiên cứu ưu tú và sinh viên tài năng của Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở các kiến thức hàn lâm, buổi giao lưu còn là nơi các nhà khoa học thế giới đã chia sẻ những trải nghiệm đầy thăng trầm trong câu chuyện cuộc đời và sự nghiệp của chính họ, niềm đam mê khoa học, vinh quang khi ở đỉnh cao cũng như các gian nan vất vả và hy sinh thầm lặng của những người làm khoa học.

Nhắc về sứ mệnh tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống, và lý do tham gia Hội đồng Giải thưởng VinFuture, GS Nguyễn Thục Quyên (Giám đốc Trung tâm Polyme và Chất rắn Hữu cơ, Đại học California, Santa Barbara) chia sẻ:”Các nhà khoa học trong Hội đồng Giải thưởng đã nói với chúng tôi rằng họ bị thuyết phục bởi chính sứ mệnh của VinFuture”. Tại sự kiện, vị nữ giáo sư chia sẻ về hành trình từ miền quê nghèo không có điện, sang Mỹ với vốn từ tiếng Anh gần như bằng con số 0 đã truyền cảm hứng cho rất nhiều khán giả theo dõi trực tiếp cũng như qua sóng truyền hình. Từ một người rửa dụng cụ thí nghiệm, bằng ngọn lửa đam mê chưa khi nào tắt, nhà khoa học gốc Việt đã trở thành Giáo sư tại Đại học California (Santa Barbara, Hoa Kỳ) với những công trình khoa học nổi tiếng thế giới. Để giờ đây GS có thể trở về Việt Nam, dưới tư cách là một nhà khoa học nổi tiếng, và là một thành viên của Hội đồng Giải thưởng VinFuture năm đầu tiên.

GS Nguyễn Thục Quyên chia sẻ về những khó khăn và niềm đam mê của bà với Khoa học

GS Sir Richard Henry Friend (Giải Millennium Vật Lý 2010) chia sẻ, một trong những lý do khiến cho giải thưởng VinFuture trở nên hấp dẫn chính là chất lượng của những công trình khoa học được để cử. Theo GS, những khám phá và phát hiện của các công trình khoa học được đề cử với VinFuture vượt ra ngoài các giải thưởng khác, bao hàm và nhìn xa hơn nhiều chủ đề thông thường, khiến cho giải thưởng trở nên đặc biệt.

GS Sir Richard Henry Friend chia sẻ về những tiềm năng mà Quỹ VinFuture mang lại

Buổi giao lưu còn là nơi các nhà khoa học “bật mí” về những công trình/dự án tiếp theo của mình. Chia sẻ về chủ đề cơ hội của con người trong tương lai, GS Gérand Albert Mourou (Giải Nobel Vật Lý 2018) khẳng định:”Năng lượng là tất cả. Con người sẽ không thể làm gì nếu thiếu đi năng lượng”. GS Mourou cũng nói về công trình nghiên cứu của ông về thorium, nguyên liệu hứa hẹn sẽ thay thế uranium trong sản xuất điện hạt nhân, mở ra một tương lai tươi sáng về năng lượng cho con người.

Chương trình đã được phát sóng trên VTV4 vào ngày 23/1/2022. Để xem lại toàn bộ chương trình, hãy nhấn vào LINK.

Chia sẻ

Chủ đề liên quan tới bài viết - Nhấn vào tag bên dưới để khám phá thêm