Tọa đàm:”Khoa học vì cuộc sống” – Góc nhìn của Khoa học trước những vấn đề cấp thiết toàn cầu

Ngày 19/1/2022, Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo VinFuture đã có buổi tọa đàm cùng các nhà quản lý chính sách, các nhà hoạt động xã hội, các doanh nhân, cũng như các nhà khoa học, nhà nghiên cứu ưu tú và sinh viên tài năng của Việt Nam tại Hà Nội. Đây là sự kiện thứ hai của tuần lễ Khoa học – Công nghệ, nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện tuần lễ Khoa học – Cộng nghệ VinFuture.

Viết bởiVinFuture
Đăng ngày
FILE-0278-e1645069391891

Chia sẻ

Buổi tọa đàm được chia làm ba phiên họp, mỗi phiên họp kéo dài 90 phút, tập trung vào thảo luận các vấn đề tương lai của thế giới, các xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu, những lĩnh vực còn gây tranh cãi, cũng như dự báo các thay đổi quan trọng của cuộc sống con người trong tương lai với sự tham gia mạnh mẽ của khoa học công nghệ

Phiên họp: “Tương lai của năng lượng” – “Nguồn năng lượng này có thể đáp ứng nhu cầu của 10 tỷ người trong thời gian 10,000-20,000 năm”

Tương lai của năng lượng cho nhân loại là một trong những chủ đề cấp bách của thế giới hiện nay. Đó là lý do phiên họp đầu tiên của buổi Tọa đàm được dành ra để bàn về “Tương lai của năng lượng”, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học với nhiều ảnh hưởng tới thế giới như GS Sir Richard Henry Friend (Đại học Cambridge, Anh – Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture), GS Nguyễn Thục Quyên (Đại học California, Hoa Kỳ – đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo VinFuture), GS Antonio Facchetti  (Đại học Northwestern), GS Gérard Albert Mourou (Giải Nobel Vật lý 2018), GS Sir Kostya S.Novoselov (Giải Nobel Vật lý năm 2010)…

Chia sẻ trong phiên họp đầu tiên, GS Gérard Albert Mourou (Giải Nobel Vật lý 2018) cho biết ông và đội ngũ các nhà khoa học của mình đang nghiên cứu về Thorium, nguyên liệu được kỳ vọng sẽ thay thế Uranium  trong sản xuất điện hạt nhân. Vị GS thành viên Hội đồng giải thưởng VinFuture cho biết, Thorium có 3 lợi thế so với Uranium: dồi dào trong tự nhiên, tạo ra ít chất thải hơn và các vật liệu mang độc tính từ Thorium có vòng đời tồn tại rất ngắn so với Uranium. “Đó là vì sao đây là cơ hội tiềm năng cho chúng ta trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Đây là lĩnh vực trước đây ta chưa khám phá được và giờ ta có thể tạo ra. Nguồn năng lượng này có thể đáp ứng nhu cầu 10 tỉ người trong thời gian 10-20,000 năm”, GS Mourou dự đoán.

Phiên họp: “Tương lai của trí tuệ nhân tạo” – “AI hoàn toàn có thể giúp ta phát triển bền vững”

Phiên họp “Tương lai của trí tuệ nhân tạo” đã là nơi nhiều chuyên gia tên tuổi của thế giới trong lĩnh vực AI chia sẻ về tầm nhìn, ứng dụng và tác động của AI trong tương lai. TS Bùi Hải Hưng – viện trưởng Viện VinAI – và GS Vũ Hà Văn – giám đốc khoa học của Viện VinBigdata – đều đưa ra những dẫn chứng cụ thể về hướng phát triền và tầm nhìn của ngành “công nghiệp” AI tại Việt Nam từ chính những trải nghiệm của bản thân, hai khách mời đều nhấn mạnh về tác động to lớn, cũng như những tiềm năng hứa hẹn mà AI sẽ mang lại cho Việt Nam trong tương lai.

Chia sẻ về tiềm năng của AI trong đời sống tương lai, TS Bùi Hải Hưng khẳng định:”Tôi nghĩ không chỉ tại các viện, trường mà cả khu vực tư nhân và doanh nghiệp nữa, ta thấy AI hoàn toàn có thể giúp ta phát triển bền vững”.

Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những quốc gia với tiềm năng lớn trong việc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo. “Muốn xây dựng hệ thống AI cần hai yếu tố: một là bộ dữ liệu sạch, hai là nguồn nhân tài sẵn sàng cống hiến công sức. May là Việt Nam là một nước đang phát triển, có rất nhiều công cụ hữu ích”, GS Vũ Hà Văn nhận định. Đồng thời, TS Bùi Hải Hưng cũng khẳng định: “Hiện ta thấy cơ hội tuyệt vời để khởi nghiệp, để tham gia và hưởng lợi. Ít nhất hiện tại ta thấy tương lai vô cùng tươi sáng tại Việt Nam. Để biến tương lai thành hiện thực – nơi Việt Nam được tham gia vào thị trường không chỉ với tư cách là đối tượng hưởng lợi mà sản xuất ra các sản phẩm AI. Với tầm nhìn này, ta có thể làm được”

Phiên họp: “Tương lai của Sức khỏe” – “Ta cần phòng thủ trước các loại virus mới”

Phiên họp cuối của buổi tọa đàm, với tên gọi “Tương lai của Sức khỏe” đã có sự tham gia của nhiều cá nhân kiệt xuất trong lĩnh vực này như: TS Katalin Karikó – Công ty Công nghệ sinh học BioNTech SE (Đức); GS.TS Drew Weissman – Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ); GS Pieter R. Cullis – Đại học British Columbia (Canada), người đứng sau công nghệ mRNA điều chế vắc-xin Covid-19 (công nghệ gốc của Pfizer, Moderna); GS Đặng Văn Chí – Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig (Hoa Kỳ); GS Vũ Hà Văn – Đh Yale (Hoa Kỳ)…

Ngoài ra, tham dự và phát biểu mở đầu phiên họp còn có Thứ trưởng bộ Y tế Trần Văn Thuấn. Ông đề cao những thành tựu của ngành Y tế Việt Nam trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19, khẳng định vai trò quan trọng của ngành Y tế trong sự phát triển của đất nước. Thứ trưởng còn chúc mừng Quỹ Vinfuture đã tổ chức đề cử, lựa chọn thành công và vinh danh các công trình khoa học với sự mệnh phụng sự con người. Đây là một thời điểm quan trọng, kêu gọi sự chung tay đóng góp về trí tuệ, công sức và đồng lòng vượt qua dịch bệnh.

Chia sẻ về tương lai của sức khỏe toàn cầu, GS Drew Weissman cho biết trong tương lai chắc chắn sẽ còn nhiều đợt dịch nữa với những mức độ nguy cấp khác nhau. Câu hỏi lớn nhất cho Y học lúc này chính là làm thế nào để tạo ra một loại vắc-xin với đổ phổ quát cao, có tác dụng chống lại các loại virus thường thấy, ảnh hưởng xấu tới cơ thể con người trên toàn thế giới.

Người đứng sau công nghệ công nghệ mRNA, TS Katalin Karikó cho rằng: mRAn là công nghệ có thể ứng dụng nhiều sản phẩm khác giúp ta ứng dụng nhiều loại vắc-xin khác nhau. GS Pieter R. Cullis cho biết thêm: “vắc-xin chỉ là một khía cạnh, dù ở thời điểm hiện tại, ta có nhiều công nghệ như mRNA và công nghệ khác, nhưng chúng ta sẽ không dừng lại ở đó. Mặc dù là công nghệ màu nhiệm, nhưng vẫn có khoảng trống, kết cấu protein ở các loại vi khuẩn luôn xuất hiện, tức là ta cần phòng thủ trước các loại virus mới.”

Chia sẻ

Chủ đề liên quan tới bài viết - Nhấn vào tag bên dưới để khám phá thêm