Một trong những sứ mệnh quan trọng của Giải thưởng VinFuture là chia sẻ những kiến thức KHCN mới nhất đến công chúng, đồng thời kết nối cộng đồng các nhà khoa học, nhà phát minh, chuyên gia và doanh nhân trẻ trong lĩnh vực KHCN với các nhà khoa học uy tín hàng đầu của thế giới, mở ra cơ hội quan hệ đối tác và chuyển giao công nghệ tiềm năng. Để thực hiện sứ mệnh này, chúng tôi tổ chức chuỗi hội thảo trực tuyến về KHCN (“VinFuture InnovaTalk Series”) nhằm chia sẻ tri thức KHCN tiên tiến và thiết yếu nhất phục vụ con người trong xã hội hiện đại.
Trong hội thảo của tháng 11 này, bạn sẽ tìm hiểu thêm về các cảm biến điện tử mềm, không dây và tích hợp trên da và vi dòng cho da có thể khắc phục các hạn chế của các thiết bị đeo thông thường. Với các thiết bị biểu bì này, con người có thể theo dõi sức khỏe sinh lý và tình trạng bệnh ngay cả khi bạn không nằm viện và đồng thời không làm gián đoạn các chuyển động tự nhiên của cơ thể.
Thông tin chi tiết của webinar như sau:
Thời gian: ngày 22 tháng 11 năm 2022, 9:00 sáng (giờ Việt Nam)
Chủ tọa: Giáo sư Zhenan Bao – Chủ nhân Giải thưởng Đặc biệt dành cho Nhà Phát minh Nữ của VinFuture, Giáo sư K.K. Lee Kỹ thuật Hóa học, Khoa Kỹ thuật Hóa học, đồng thời đảm nhiệm Giáo sư Hóa học và Khoa học Kỹ thuật Vật liệu, Đại học Stanford. Giáo sư Bao đã thành lập Viện Sáng kiến Thiết bị Điện tử Đeo được tại Stanford (eWEAR) vào năm 2016 và là Viện trưởng. Trước khi gia nhập Stanford vào năm 2004, Giáo sư Bao là Thành viên Xuất sắc của phòng thí nghiệm Bell, Lucent Technologies từ 1995-2004. Cô nhận bằng Tiến sĩ Hóa học tại Đại học Chicago vào năm 1995. Cô có hơn 700 ấn phẩm khoa học được tham khảo rộng rãi và hơn 100 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ với chỉ số Google Scholar H-Index 190. Giáo sư Bao là thành viên của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ và viện Hàn lâm các nhà Phát minh Quốc gia Hoa Kỳ. Cô là người đầu tiên nhận Giải thưởng Đặc biệt dành cho các nhà Phát minh nữ của VinFuture năm 2021, giải thưởng Hóa học Vật liệu của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS) năm 2022, giải thưởng Đỉnh cao Sự nghiệp MRS năm 2021, Giải thưởng AICHE Alpha Chi Sigma 2021, Giải thưởng Nhà Sáng tạo và Đột phá Khoa học của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS) năm 2020, Huy chương Gibbs từ Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS) do Chicago trao năm 2020 và nhiều giải thưởng khác. Giáo sư Bao đã được vinh danh trong 10 người xuất sắc của tạp chí uy tín Nature vào năm 2015 như là “Bậc thầy về Vật liệu” cho công trình nghiên cứu da điện tử nhân tạo của cô. Giáo sư Zhenan Bao là người đồng sáng lập và thuộc Hội đồng quản trị của C3 Nano và PyrAmes, cả hai đều là các công ty khởi nghiệp được tài trợ từ Thung lũng Silicon. Cô ấy đóng vai trò là Đối tác Cố vấn cho Fusion Venture Capital.
Diễn giả: Giáo sư John Rogers – Giáo sư Louis Simpson và Kimberly Querrey của Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Khoa Kỹ thuật Y sinh và Y học, Giám đốc Viện Điện tử Sinh học Querrey Simpson, Đại học Northwestern. Ông nguyên là Giám đốc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vật liệu Seitz của Đại học Illinois, Giám đốc Phòng Nghiên cứu Vật lý Vật chất Cô đặc của Phòng thí nghiệm Bell và Thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu sinh Đại học Harvard. Giáo sư John Rogers hiện là thành viên của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, Viện Hàn lâm Phát minh Quốc gia và Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ. Nghiên cứu của ông nhằm tìm hiểu và khai thác các đặc điểm độc đáo của vật liệu ‘mềm,’ như polyme, tinh thể lỏng và mô sinh học, đồng thời kết hợp lai chúng với các loại vật liệu nano / vi mô vô cơ khác thường – ruy-băng, dây, màng, các loại ống hoặc những vật liệu liên quan. Mục đích của việc này là để kiểm soát và tạo ra các phản ứng điện tử và quang tử mới trong các vật liệu, đồng thời phát triển các phương pháp tiếp cận ‘thạch bản mềm’ và mô phỏng sinh học mới để tạo khuôn mẫu và hướng dẫn sự phát triển của chúng. Giáo sư John Rogers đã xuất bản hơn 800 bài báo khoa học và là nhà phát minh của hơn 100 bằng sáng chế, hơn 70 trong số đó được cấp phép hoặc đang được sử dụng hiệu quả bởi các công ty và công ty khởi nghiệp lớn mà ông là đồng sáng lập. Nghiên cứu của ông đã được công nhận bởi nhiều giải thưởng lớn, bao gồm MacArthur Fellowship, Giải thưởng Lemelson-MIT, Giải thưởng Smithsonian Award for American Ingenuity trong Khoa học Vật lý, Huy chương MRS và Huy chương Benjamin Franklin của Viện Franklin.
Hình thức: Trực tuyến qua Zoom (link tham dự sẽ được cung cấp sau khi Quý vị xác nhận tham dự tại link đăng ký).
Đối tượng tham gia: các nhà khoa học, nhà phát minh, doanh nhân đến từ các quốc gia khác nhau, bao gồm những nhà khoa học trẻ theo đuổi đam mê nghiên cứu và khởi nghiệp trong khoa học công nghệ.
Lưu ý: Webinar sử dụng tiếng Anh, và sẽ được dịch đồng thời sang tiếng Việt.
Ngay sau phần chia sẻ của Diễn giả sẽ là phần trao đổi giữa Chủ tọa, Diễn giả và người tham dự. Trong phần này, Quý vị có thể đặt câu hỏi trực tiếp cho Diễn giả và Chủ tọa, để trao đổi kiến thức một cách cởi mở và giúp hình thành quan hệ đối tác tiềm năng giữa Quý vị và những nhà khoa học hàng đầu này. Ban Thư ký Chuyên môn của Giải thưởng VinFuture sẵn lòng hỗ trợ kết nối nếu Quý vị có những thắc mắc hay đề xuất hợp tác với Chủ tọa và Diễn giả sau webinar.
Vui lòng xem lại hội thảo InnovaTalk # 6 tại https://www.youtube.com/watch?v=Gxja7jnRssM