Chuyên Gia Đề Cao Tầm Quan Trọng Của Việc Khử Và Thu Hồi Carbon Cho Mục Tiêu Khí Thải Net Zero Của Việt Nam

Chia sẻ về chủ đề webinar InnovaTalk tháng 6, Giáo sư Daniel Kammen (Đại học California-Berkeley và Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, chủ tọa webinar) nhấn mạnh nhu cầu giảm carbon cấp bách trong hệ thống năng lượng và chuyển đổi qua các nguồn năng lượng tái tạo. Trong khi đó, GS. Nguyễn Thị Kim Oanh (Viện Công nghệ châu Á – AIT, Thái Lan) chỉ ra rủi ro của Việt Nam khi phải đối mặt với biến đổi khí hậu và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch.

Viết bởiVinFuture
Đăng ngày
innova3cover

Chia sẻ

  • Với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về năng lượng và phát triển bền vững đến từ các trường Đại học hàng đầu thế giới như Columbia, University of California, Berkeley (Hoa Kỳ), hội thảo trực tuyến InnovaTalk thứ 3 trong năm 2023 đến từ Quỹ VinFuture sẽ chính thức diễn ra vào ngày 28/6 từ 9:00-10:00 (giờ Hà Nội).
  • Hình thức: Trực tuyến qua Zoom. Link tham dự sẽ được cung cấp sau khi Quý vị đăng ký tại link: https://forms.gle/Xvuqfuz16Sf9oN6y8

Tiềm năng của các công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon trong mục tiêu giảm khí thải toàn cầu

Giáo sư Kammen nhấn mạnh tầm quan trọng của việc loại bỏ carbon trong hệ thống năng lượng và chuyển đổi sang hệ thống năng lượng tái tạo. Theo GS. Kammen, do sự trì hoãn trong việc triển khai các chiến lược nhằm loại bỏ hoàn toàn khí thải, chúng ta cần nghiêm túc cân nhắc sử dụng công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon như một biện pháp giúp giải quyết biến đổi khí hậu.

Giáo sư Kammen đề cập đến hai phương pháp giúp hiện thực hoá mục tiêu này: Giải pháp tự nhiên hoặc phương pháp công nghiệp. Các giải pháp tự nhiên liên quan đến trồng rừng hoặc phục hồi hệ sinh thái đã bị phá huỷ giúp hấp thụ carbon. Mặt khác, phương pháp nhân tạo, được biết đến như CCS (các phương pháp thu giữ carbon) hoặc CCUS (thu giữ và sử dụng carbon), giúp thu giữ carbon phát thải tại các nhà máy điện hoặc chiết xuất trực tiếp carbon từ không khí bằng máy lọc. Tuy nhiên, mặt trái của những phương pháp này nằm ở lượng lớn năng lượng chúng tiêu thụ và thậm chí có thể tạo ra khí CO2 hoặc carbon ở dạng rắn.

Cũng theo GS. Kammen, cùng với tiềm năng của những giải pháp này, cũng có những lo ngại về tác động đến môi trường và xã hội. Ông nhấn mạnh rằng chúng ta khó có thể đoán trước được những hậu quả của việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch trong thời gian dài.

Theo ông, việc thu hồi carbon, bất kể được thực hiện ở đâu, đều góp phần giảm ngân sách carbon toàn cầu. Tuy nhiên, GS. Kammen nhấn mạnh lợi thế khi ưu tiên việc giảm thiểu và tránh hoàn toàn khí thải carbon, đặc biệt khi so sánh chi phí của nhiên liệu hoá thạch với xu hướng giảm giá của năng lượng tái tạo. Ông cũng chỉ ra sự thiết yếu của việc chuyển đổi hoàn toàn sang công nghệ sạch diễn ra tại các nhà máy điện, các ngành công nghiệp và lĩnh vực giao thông vận tải.

Với cá nhân GS. Kammen, dù công nhận những tiềm năng của thu hồi carbon trong các ngành công nghiệp, ông vẫn dành sự ủng hộ cho việc ưu tiên bảo vệ và phục hồi rừng và hệ sinh thái. Các giải pháp mang tính tự nhiên, chẳng hạn như đầu tư tái tạo rừng ngập mặn hoặc bảo tồn rừng nhiệt đới, sẽ phù hợp hơn với các quốc gia đang phát triển hoặc trên đà công nghiệp hoá, thay vì lựa chọn áp dụng những công nghệ tốn kém – những công nghệ phù hợp hơn cho các quốc gia phát triển.

Hành trình của Việt Nam tiến tới cân bằng khí thải về 0

Giáo sư Kim Oanh nhấn mạnh tính thời điểm phù hợp của chủ đề hội thảo trực tuyến InnovaTalk tháng 6 về các giải pháp thu giữ và lưu trữ carbon cho sự phát triển hiện tại của Việt Nam với mục tiêu cân bằng khí thải về 0 vào năm 2050. Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt với đường bờ biển dài và tần suất xuất hiện của các cơn bão. Tuy nhiên, bà cho biết Việt Nam cũng góp phần đáng kể vào việc phát thải khí nhà kính và các tác nhân khác gây ảnh hưởng đến khí hậu, chẳng hạn carbon đen.

“Đó là lý do bây giờ là thời điểm rất phù hợp để cùng chung tay với cộng đồng thế giới hướng đến nỗ lực giảm phát thải, cùng thực hiện các biện pháp giảm thiểu như thu hồi và lưu trữ carbon”, GS. Kim Oanh nói thêm. Bà cũng nhấn mạnh, ô nhiễm không khí là mối đe doạ môi trường lớn nhất lên sức khoẻ con người, gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn thế giới, trong đó phần lớn xảy ra tại châu Á.

Theo GS. Kim Oanh, khái niệm đồng kiểm soát khí thải cho đa lợi ích tập trung vào việc giảm tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch hoặc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch và tái tạo như năng lượng mặt trời và gió. Ngoài ra, việc cải thiện hiệu suất chuyển đổi năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện giúp giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu và đạt được hiệu suất đốt cháy hoàn toàn cao hơn. Việc theo đuổi các chiến lược đồng kiểm soát có thể mang lại lợi ích đa dạng, bao gồm giải quyết biến đổi khí hậu và cải thiện chất lượng không khí. Những nỗ lực này đã được chứng minh hiệu quả về mặt kinh tế đồng thời giảm khí thải gây biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí.

Quan điểm của GS. Kammen và GS. Kim Oanh về thu giữ carbon cho thấy một cách tiếp cận đa chiều để đạt được mức cân bằng khí thải về Net Zero ở Việt Nam. Trong khi GS. Kammen ủng hộ việc ưu tiên các giải pháp tự nhiên như đầu tư vào rừng ngập mặn hoặc bảo tồn rừng nhiệt đới, GS. Kim Oanh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khám phá các giải pháp thu giữ và lưu trữ carbon.

Cả hai chuyên gia đều nhìn nhận nhu cầu tiềm năng cho việc thu giữ carbon với các ngành công nghiệp đang gặp thách thức trong nỗ lực loại bỏ carbon. GS. Kammen đánh giá cao việc bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt với tính chất địa lý của Việt Nam khi đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu và lượng khí nhà kính đáng kể. Ông cho rằng cần cân nhắc cách tiếp cận đa chiều để đạt được mục tiêu cân bằng khí thải về Net Zero.

Chia sẻ

Chủ đề liên quan tới bài viết - Nhấn vào tag bên dưới để khám phá thêm