TIỂU SỬ
Nơi công tác tại thời điểm trao giải: Viện Sáng kiến các thiết bị đeo điện tử Stanford (eWEAR), Đại học Stanford, Hoa Kỳ
Giáo sư Bao tốt nghiệp bằng Tiến sĩ Hóa học tại Đại học Chicago năm 1995, sau đó gia nhập Phòng Nghiên cứu Vật liệu của Bell Labs, Lucent Technologies, nơi bà đạt danh hiệu Kỹ thuật viên Xuất sắc vào năm 2001.
Giáo sư Bao sau đó gia nhập Đại học Stanford vào năm 2004 và hiện là Giáo sư tước hiệu K.K. Lee về Kỹ thuật Hóa học, được bổ nhiệm danh dự tại Khoa Hóa học và Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu. Giáo sư Bao là Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hóa học từ năm 2018 và là Trưởng Khoa Sáng kiến Thiết bị đeo điện tử (eWEAR) tại Stanford. Bà cũng là giảng viên trực thuộc của Viện Precourt, Viện Woods, ChEM-H, Bio-X và là điều tra viên của Chan-Zuckerberg BioHub. Giáo sư Bao hiện có hơn 700 ấn phẩm được trích dẫn và hơn 100 bằng sáng chế của Hoa Kỳ.
Giáo sư Bao đã được bầu làm thành viên của một số học viện danh tiếng, bao gồm Học viện Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ, Học viện Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ và Học viện Quốc gia Hoa Kỳ dành cho Các nhà nghiên cứu Phát minh. Bà đã từng là thành viên Ban Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Nghiên cứu Vật liệu và Thành viên Ban Chấp hành của Khối Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu Polyme tại Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ. Bà cũng từng giữ vai trò Phó tổng biên tập cho Tạp chí Hóa học của Hiệp hội Hoàng gia, Khoa học Hóa học, Đánh giá Polyme và Kim loại Tổng hợp.
Giáo sư Bao được bầu làm thành viên của nhiều hiệp hội khoa học như AAAS, ACS, MRS, SPIE, ACS POLY và ACS PMSE. Minh chứng cho những thành tựu khoa học của bà là rất nhiều giải thưởng gần đây bao gồm: Giải thưởng Hóa học Vật liệu 2022 của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS), Giải thưởng trung kỳ sự nghiệp của Hiệp hội Nghiên cứu Vật liệu năm 2021, Giải thưởng Alpha Chi Sigma của Viện Kỹ sư Hóa học Hoa Kỳ năm 2021, Giải thưởng ACS Central Science Disruptor và Giải thưởng Nhà khoa học đổi mới năm 2020, Huy chương ACS Gibbs năm 2020, Huy chương Wilohelm Exner của Bộ trưởng Bộ Khoa học Liên bang Áo năm 2018, Giải L’Oreal UNESCO dành cho Phụ nữ trong Giải thưởng Khoa học Bắc Mỹ năm 2017.
Bên cạnh nghiên cứu học thuật, Giáo sư Bao còn có một số công ty được đầu tư ở Thung lũng Silicon, trong đó bà là một trong những người sáng lập và thành viên hội đồng quản trị của Công ty C3 Nano và PyrAmes.
TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐOẠT GIẢI | THIẾT BỊ THEO DÕI SỨC KHỎE GIAO DIỆN SINH HỌC CÓ THỂ MANG TRÊN NGƯỜI
Giáo sư Bao đã được trao Giải thưởng này cho những tiến bộ khoa học từ công trình tiên phong của bà về:
(i) sự phát triển của thiết bị điện tử lấy cảm hứng từ da và
(ii) các ứng dụng của chúng cho một loạt các lĩnh vực y tế và năng lượng. Từ khía cạnh khoa học cơ bản, bà cũng đã phát triển một loạt các khái niệm thiết kế phân tử mới cho các vật liệu điện tử hữu cơ và các phương pháp chế tạo.
QUY MÔ TÁC ĐỘNG
Công ty khởi nghiệp C3 Nano Inc do Giáo sư Bao đồng sáng lập, đang trong quá trình thương mại hóa vật liệu điện cực trong suốt (mực và phim) cho bảng cảm ứng của màn hình lớn, điện thoại di động gập và bảng tương tác trên ô tô. Bên cạnh đó là các ứng dụng trong chiếu sáng OLED, màn hình OLED, pin mặt trời và các thiết bị y tế.
Một công ty khởi nghiệp khác mà Giáo sư Bao đồng sáng lập, Công ty PyrAmes cũng đồng thời đang trong quá trình đưa ra thị trường loại máy đo huyết áp có thể đeo liên tục và không xâm lấn. FDA gần đây đã nhận định sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh của công ty là một “thiết bị đột phá”.
Việc giáo sư Bao tạo ra các vật liệu hữu cơ mới với các chức năng mô phỏng da như khả năng co giãn, tự phục hồi và phân hủy sinh học, đang thay đổi cách con người tương tác với thiết bị điện tử. Chúng cho phép thiết bị điện tử giao tiếp xuyên suốt với cơ thể con người. Chúng có thể được sử dụng cho các thiết bị điện tử dạng đeo được và cấy ghép.
Từ vật liệu đến mạch tích hợp, một lỗ hổng lớn là các phương pháp chế tạo nói chung dựa trên sự hiểu biết về tương tác hóa học và điện tử giữa các vật liệu nhiều lớp và quang hóa để tạo hình từng lớp mà không làm suy giảm bất lợi các đặc tính điện tử. Giáo sư Bao phát hiện ra mạch điện tử hữu cơ co giãn đầu tiên đánh dấu điểm khởi đầu của mạch tích hợp polyme co giãn được.
Giáo sư Bao đã đưa ra khái niệm và cách thức nền tảng để hợp nhất da điện tử nhân tạo với cơ thể người. Bà đã hiện thực hóa phát minh da điện tử đầu tiên, với các cơ quan thụ cảm cơ học nhân tạo, tạo ra các tín hiệu xung điện có thể được sử dụng trực tiếp để kích thích não bộ.
Giáo sư Bao đã chứng minh thành công việc sử dụng các cảm biến điện tử lấy cảm hứng từ da trong các thiết bị robot gắp nhặt, giúp tăng cường đáng kể khả năng cầm nắm và thao tác với các vật thể nhỏ, dễ vỡ mà không gây ra hư hại.
Giáo sư Bao đã phát minh ra “BodyNet”, một loại thẻ mềm tích hợp không dây bao gồm các cảm biến, màn hình và các thiết bị thông minh có thể được gắn hoặc cấy ghép vào cơ thể người. Chúng bao gồm máy đo áp suất nội sọ, máy đo lưu lượng máu và các phương tiện để theo dõi chuyển động của cơ thể.