We use cookies to offer you a better browsing experience. By using this website, you consent to all cookies in accordance with our Privacy policy and Terms of use. Accept AllDecline All
Tọa đàm Khoa học Vì Cuộc Sống
Ngày: 19.1.2022
Thời gian: 9h00 sáng -4h30 chiều
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị quốc tế Almaz, Đường Hoa Lan, Khu đô thị Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội
Tọa đàm “Khoa học Vì Cuộc sống”, diễn ra vào 19/01/2022, với sự tham gia của các nhà khoa học lỗi lạc như Giáo sư Sir Richard Henry Friend, Giáo sư Gérard Mourou, Giáo sư Antonio Facchetti, Giáo sư Sir Konstantin (Kostya) S. Novoselov, Giáo Sư Jennifer Tour Chayes; cùng Lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, và các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân đến từ những tổ chức uy tín trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, sự kiện có sự tham dự của các nhà khoa học đã đóng góp to lớn cho nhân loại trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 toàn cầu như nhà khoa học Katalin Kariko, Giáo sư miễn dịch học Drew Weissman, Giáo sư Pieter R. Cullis – những người đứng sau công nghệ mRNA điều chế vaccine Covid 19 (công nghệ gốc của Pfizer, Moderna); Giáo sư Quarraisha Abdool Karim và Salim Abdool Karim – những nhà dịch tễ học với những đóng góp to lớn cho công cuộc chống lại căn bệnh thế kỷ HIV và nhiều bệnh truyền nhiễm khác.
Tọa đàm “Khoa học Vì Cuộc sống” được kỳ vọng sẽ kết nối tư tưởng và hành động của các nhà khoa học lỗi lạc với các nhà hoạch định chính sách và các doanh nhân hàng đầu. Tọa đàm có 3 phiên thảo luận, mỗi phiên sẽ kéo dài 90 phút với các chủ đề: Tương lai của Năng lượng, Tương lai của Trí tuệ Nhân tạo và Tương lai của Sức khỏe Toàn cầu – tập trung vào các xu hướng, dự báo những thay đổi quan trọng của cuộc sống khi có sự tham gia mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Đây cũng là những vấn đề nóng, được giới khoa học quan tâm và chiếm tỷ trọng lớn trong các đề cử của giải thưởng VinFuture năm 2021. Tọa đàm “Khoa học Vì Cuộc sống” được kỳ vọng sẽ kết nối tư tưởng và hành động, thúc đẩy việc hỗ trợ khoa học và kỹ thuật tạo ra những đột phá mới, góp phần vào cải thiện cuộc sống, hướng tới sự phát triển bền vững cho hành tinh và các thế hệ tương lai.
Phiên họp Tương lai của Trí tuệ Nhân tạo: 9h00 -10h30 sáng
Thế giới biến đổi không ngừng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là các tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, có ảnh hưởng hết sức to lớn tới con người. AI giờ đây tham gia vào mọi khía cạnh của cuộc sống từ sức khỏe, giáo dục, việc làm cho đến mua sắm, nghỉ dưỡng…Liệu các tiến bộ về AI có thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống? AI sẽ góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh, xóa bỏ khoảng cách giữa các quốc gia như thế nào? Có vấn đề rủi ro tiềm ẩn hoặc khía cạnh đạo đức nào mà chúng ta cần xem xét?
Các nhà khoa học sẽ cùng thảo luận về tiến bộ của khoa học, sự công bằng trong tiếp cận, khả năng áp dụng trong cuộc sống và trách nhiệm của cộng đồng và công dân trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Chủ trì
Khách mời danh dự: Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông
Khách mời
Phiên họp Tương lai của Năng lượng, 11h00-12h30 sáng
Nguồn tài nguyên than đá, dầu lửa để tạo ra năng lượng… đang dần cạn kiệt. Sự xuất hiện của các ngành công nghiệp mới, tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ càng làm gia tăng sự thiếu hụt nghiêm trọng về năng lượng, đặc biệt năng lượng sạch. Việc sản xuất năng lượng mặt trời, hydro hiện còn rất đắt, khó đến được các hộ gia đình và đông đảo người dân. Xu hướng của năng lượng toàn cầu sẽ như thế nào? Đâu là nguồn năng lượng sạch của tương lai? Công nghệ nào sẽ góp phần giải quyết được vấn đề nóng lên của khí hậu? Đâu là chìa khóa để tạo ra năng lượng với giá cả hợp lý cho tất cả mọi người?
Các nhà khoa học sẽ cùng thảo luận về tiến bộ của khoa học, sự công bằng trong tiếp cận, khả năng áp dụng trong cuộc sống và trách nhiệm của cộng đồng và mỗi công dân trong lĩnh vực năng lượng.
Chủ trì: Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Giáo sư Sir Richard Henry Friend –Đại học Cambridge, người đạt Giải Millennium Vật lý năm 2010 cho công trình phát triển điện tử nhựa; Một trong những nhà vật lý có ảnh hưởng nhất trên thế giới; Được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ vì “Đóng góp cho khoa học Vật lý” năm 2003.
Khách mời danh dự: Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ
Khách mời:
Phiên họp Tương lai của Sức khỏe Toàn cầu: 2h00-3h30 chiều
Thế giới đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, sức khỏe cả nhân loại bị thách thức bởi đại dịch Covid. Bên cạnh hiểm họa Covid, xu hướng dân số già đi, đô thị hóa, thực phẩm bẩn, nước bẩn, không khí ô nhiễm, stress trong công việc…. có ảnh hưởng tiêu cực và thường xuyên tới chất lượng cuộc sống, tuổi thọ của con người. Trong bối cảnh đó, xu hướng của sức khỏe toàn cầu sẽ như thế nào? Làm thế nào để tạo ra cuộc sống khỏe mạnh cho tất cả mọi người? Vai trò của từng cá nhân trong việc chủ động phòng, tránh, điều trị và chăm sóc bản thân như thế nào? Liệu các tiến bộ khoa học có thể giúp cho tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm người yếm thế, từ các nước nghèo được tiếp cận dịch vụ y tế với giá cả hợp lý và thuận tiện?
Các nhà khoa học sẽ cùng thảo luận về tiến bộ của khoa học, sự công bằng, khả năng áp dụng trong cuộc sống và trách nhiệm của cộng đồng và công dân trong lĩnh vực sức khỏe.
Chủ trì: Giáo sư Đặng Văn Chí, Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig, Hoa Kỳ. Ông là bác sĩ-nhà nghiên cứu, nhà sinh học ung thư và nhà ung thư-huyết học nổi tiếng. Ông đạt Giải thưởng MERIT của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ và là Thành viên của Viện Hàn Lâm Y khoa Quốc gia và Hội đồng Cố vấn Khoa học của Viện Ung thư Quốc gia, Hoa Kỳ.
Khách mời danh dự: Lãnh đạo Bộ Y tế
Khách mời: