Chủ nhân giải thưởng

13
Tiến sĩ Emmanuel Desurvire
Giải thưởng chính VinFuture | 2022
TIỂU SỬ

Phó Chủ tịch Thales Technical Fellow và Cố vấn khoa học tại Thales Research and Technology. Trước đây, ông đã từng giữ các vị trí tại Đại học Stanford, Phòng thí nghiệm AT&T Bell, Đại học Columbia và Alcatel. Hiện ông là Cố vấn Khoa học tại Công ty nghiên cứu và công nghệ Thales (TRT) – Pháp

Emmanuel Desurvire (Ph.D, Sc.D, IEEE Fellow, Alcatel-Lucent Fellow và VP Thales Technical Fellow) sinh ngày 07/06/1955, quốc tịch Pháp.

Ông đã lấy bằng Thạc sĩ vật lý lý thuyết tại đại học Pierre & Marie Curie ở Paris, sau đó lấy bằng TS. Vật lý ứng dụng của Đại học Nice, Pháp. Luận án TS. của ông liên quan đến các bộ khuếch đại sợi quang Raman pha tạp Germanium ở bước sóng cận hồng ngoại có thể giúp ứng dụng cho viễn thông trong tương lai.

Ông hiện là Cố vấn Khoa học tại Công ty nghiên cứu và công nghệ Thales (TRT) – Pháp sau khi đã dẫn dắt nhóm nghiên cứu này trong liên tiếp 5 năm.

Ông đã từng là nghiên cứu sinh sau TS. tại Phòng thí nghiệm Ginzton của Đại học Stanford, nơi tiên phong nghiên cứu về các đường trễ sợi quang khuếch đại Raman và con quay hồi chuyển sợi tuần hoàn dựa trên giao thoa kế Sagnac. Sau đó, ông trở thành Chủ nhiệm Dự án tại Phòng thí nghiệm AT&T Bell, Crawford Hill Labs, nơi ông khởi xướng nghiên cứu đầu tiên về EDFA, dựa trên bí quyết của Murray Hill về sợi pha tạp đất hiếm cho các ứng dụng cảm biến và Phó GS. tại Đại học Columbia Khoa Kỹ thuật điện, nơi ông dạy các khóa học đầu tiên về hệ thống sóng ánh sáng khuếch đại đường dài

Tại Alcatel, đầu tiên ông đảm nhiệm vị trí Trưởng phòng thí nghiệm dẫn truyền cáp biển tại Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp, sau đó trở thanhd Giám đốc dự án phát triển ghép kênh phân chia bước sóng 40 Gbit/s trong Phòng Quang học, sau đó là Giám đốc Học viện Kỹ thuật Alcatel.

Ông là tác giả của hơn 200 công trình kỹ thuật, 39 bằng sáng chế và 5 cuốn sách tham khảo về Bộ khuếch đại sợi pha tạp Erbi (EDFA), Viễn thông toàn cầu và Lý thuyết thông tin cổ điển hay lượng tử, và ông là thành viên đầu tiên của Ban biên tập Tạp chí kỹ thuật ‘Công nghệ sợi quang’ xuất bản từ năm 1994.

Với công trình tiên phong của mình về EDFA, ông đã nhận được nhiều sự công nhận bao gồm Huy chương Benjamin Franklin năm 1998 về Kỹ thuật (cùng với David Payne), Giải thưởng Thành tựu Khoa học William Streifer năm 2005; năm 2007, Giải thưởng IEEE / LEOS John Tyndall, Giải thưởng “Kỹ sư của năm” của Hội đồng Kỹ sư và Nhà khoa học Quốc gia Pháp và Giải thưởng Viễn thông Pháp của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Pháp). Ông cũng là người đạt giải thưởng Công nghệ Thiên niên kỷ năm 2008 (với David Payne & Randy Giles), và Giải thưởng Nhà phát minh Châu Âu năm 2011.

TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

Công nghệ mạng toàn cầu là hành trình nhiều thập kỷ bao gồm các phát minh khác nhau để kiến tạo nên mạng Internet ngày nay.

Khởi đầu là Giao thức Điều khiển Truyền dẫn và Giao thức Internet (TCP/IP) – cơ sở cho internet hiện tại của Tiến sĩ Vinton Gray Cerf và Tiến sĩ Robert Elliot Kahn. Tiếp theo là phát minh về Bộ khuếch đại sợi quang pha tạp Erbium (EFDA) của Giáo sư Sir David Neil Payne và Tiến sĩ Emmanuel Desurvire giúp việc dẫn truyền internet với tốc độ ổn định trở nên khả thi trên phạm vi toàn thế giới nhờ thiết kế sợi quang, bộ khuếch đại quang học, sợi chuyên dụng, bộ laser và khuếch đại công suất cao. Phát minh của Sir Timothy John Berners-Lee – tác giả của trình duyệt web đầu tiên World Wide Web với việc thiết lập ba tiêu chuẩn internet quan trọng bao gồm: HTML, HTTP và URIs đã giúp việc chia sẻ và sử dụng tài nguyên thông tin trên toàn thế giới trở nên liền mạch nhờ internet.

QUY MÔ TÁC ĐỘNG

Trên quy mô toàn cầu, ở cả quy mô xuyên lục địa và vượt đại dương (ngoại trừ các khu vực nhỏ và dân cư thưa thớt được bao phủ bởi các vệ tinh), cho đến công nghệ kết nối cáp quang trực tiếp từ nhà mạng đến từng hộ gia đình hoặc doanh nghiệp Fibre-to-the-Home. Ngay cả mạng không dây (5G) cũng phụ thuộc vào mạng cáp quang cục bộ để truy cập và cấp nguồn ăng-ten. Nhân loại và xã hội, chính phủ, kinh tế, an ninh quốc phòng, và tất cả các dịch vụ viễn thông (công cộng, cá thể, doanh nghiệp hoặc các khu vực hạn chế) đều được cung cấp bởi World Wide Web.

MỨC ĐỘ THAY ĐỔI TÍCH CỰC

EDFA cho phép chuyển đổi các mạng toàn cầu trước đây bằng cách sử dụng các bộ lặp điện kiểu cũ bằng các bộ lặp toàn quang siêu tốc, không yêu cầu chuyển đổi từ ánh sáng sang điện. EDFA có khả năng tăng tín hiệu quang lên tới 10,000 lần với công suất 200 Tbit/s trong một sợi duy nhất. Nếu không có EDFA, Internet đã bị giới hạn ở dung lượng cáp khoảng 40-100 Gbit/s giữa các lục địa, dẫn tới có thể tăng đột biến về chi phí và thời gian chờ đợi. Mặc dù đã 35 năm tuổi, nhưng vẫn chưa có công nghệ nào có thể cạnh tranh với EDFA. WWW đã chuyển đổi cả xã hội và nền kinh tế, từ TCP/IP sang các dịch vụ online như e-mail, tệp đính kèm, bộ chứa đám mây, trung tâm dữ liệu, trang web và các dịch vụ khác. Điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có EDFA cần thiết cho phần cứng truyền tải internet. Ngày nay, các liên kết sợi quang mới đang được triển khai trên toàn thế giới với tốc độ hàng năm hơn 400 triệu km – gấp hai mươi lần tốc độ âm thanh! Và mỗi năm WWW truyền gần 5,000 Petabyte (5 triệu Gigabyte) đi qua EDFA cho mỗi 50 – 100 km của bất kỳ quãng đường cáp quang nào.