Câu hỏi phổ biến

Các tiêu chí đề cử chính như sau:

Cần có bằng chứng rõ ràng hoặc tiềm năng cho thấy sản phẩm cuối cùng hoặc dịch vụ được đưa ra dựa trên giải pháp công nghệ có thể ứng dụng được trong thực tế hàng ngày;

Các giải pháp đã mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong 10 năm qua hoặc có khả năng mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong 10 năm tới;

Các giải pháp phải phù hợp với một hoặc nhiều Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc (SDGs);

Các giải pháp phải được chứng minh bằng khoa học (tức là phải có bằng chứng rõ ràng về việc đã vượt qua các thử nghiệm khoa học liên quan và trong trường hợp nghiên cứu, nó phải được chứng minh bằng thực nghiệm hoặc được đánh giá rộng rãi);

Mở rộng cho các nhà nghiên cứu hoặc nhà sáng chế đã tham gia vào việc phát triển các giải pháp cơ bản, chứ không phải các doanh nhân hoặc công ty đã giúp thương mại hóa/phổ biến công nghệ;

Các sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu phải có tiềm năng mang lại lợi ích cho mọi người trên toàn cầu, bao gồm cả những người đến từ các nước đang phát triển và kém phát triển, cũng như các cộng đồng có thu nhập thấp và thiệt thòi;

Mở rộng cho các cá nhân hoặc nhóm các nhà nghiên cứu/nhà phát minh;

Ưu tiên cho những người được đề cử trong giai đoạn hoạt động tích cực của sự nghiệp;

Cùng một cá nhân/nhóm có thể được đề cử cho một hoặc nhiều giải thưởng đặc biệt của VinFuture nếu đủ điều kiện.

Các tiêu chí khác để đánh giá xem giải pháp có đủ điều kiện đề cử không bao gồm Nghiên cứu/Giải pháp/Phát minh có thể nằm trong bất cứ lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, hoặc công nghệ nào, bao gồm các cách tiếp cận đa ngành.

Giải thưởng này chỉ dành cho những nhà nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh đang làm việc tại một tổ chức ở quốc gia đang phát triển. Nếu đề cử là cho một nhóm người, tất cả các thành viên trong nhóm đều phải đang làm việc tại (các) quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu hoặc giải pháp của họ phải tập trung vào các quốc gia đang phát triển.

Giải thưởng này chỉ dành cho những nhà nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh là phụ nữ, không giới hạn về quốc tịch, tuổi tác, địa vị xã hội hay hoàn cảnh kinh tế. Trong trường hợp họ kết hợp với các nhà nghiên cứu nam, chỉ những nhà nghiên cứu hoặc đổi mới nữ mới được nhận giải.

Lĩnh vực mới nổi có thể là bất cứ lĩnh vực không truyền thống nào, có thể kết hợp nghiên cứu từ nhiều ngành khác nhau. Nói cách khác, khi các ngành khác nhau được kết hợp lại để tạo thành một lĩnh vực mới, đây có thể được coi là một “lĩnh vực mới nổi”. Một số ví dụ cho các lĩnh vực mới nổi bao gồm Điện toán lượng tử hoặc Điện toán thần kinh, Điện tử sinh học, Internet vạn vật (IoT), Rô-bốt, Trí tuệ nhân tạo (AI), Máy học, Sinh trắc học, Sinh học lượng tử, Kỹ thuật sinh học, …